Giản đồ-k Bondi

Giản đồ Bondi với hệ số k (Bondi k-calculus) là một phương pháp giảng dạy thuyết tương đối hẹp được phổ biến bởi Giáo sư Sir Hermann Bondi, và vẫn thường được dùng trong các lớp vật lý bậc đại học và cao đẳng.Sự hữu dụng của giản đồ k là ở tính đơn giản của nó. Nó thậm chí đã được sử dụng thành công để phổ biến về thuyết tương đối hẹp cho trẻ em cũng như trong các giáo trình đại cương về thuyết tương đối.[1][2]Nhiều cách dẫn dắt lý thuyết tương đối bắt đầu với khái niệm vận tốc và rút ra phép biến đổi Lorentz. Các khái niệm khác như sự giãn nở thời gian, sự co ngắn chiều dài, quan hệ đồng thời tương đối, lời giải thích cho nghịch lý sinh đôihiệu ứng Doppler tương đối tính sau đó đều được rút ra từ phép biến đổi Lorentz, tất cả đều là các hàm của vận tốc.Bondi, trong cuốn sách của ông Relativity and Common Sense,[3] xuất bản lần đầu năm 1964 và dựa trên các bài viết xuất bản trong tạp chí The Illustrated London News năm 1962, đã trình bày cách dẫn dắt đi ngược thứ tự trên. Ông bắt đầu với cái ông gọi là "một tỉ số quan trọng" được kí hiệu bởi chữ k {\displaystyle k} (thật ra nó chính là hệ số Doppler xuyên tâm).[4] Từ đây ông giải thích nghịch lý sinh đôi, và quan hệ đồng thời tương đối, sự giãn nở thời gian và co ngắn chiều dài, tất cả đều dựa vào k {\displaystyle k} . Phải đến sau đó trong tác phẩm ông mới đưa ra một mối liên hệ giữa vận tốc và hệ số cơ bản k {\displaystyle k} . Phép biến đổi Lorentz xuất hiện ở tận phần cuối của sách.